KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, HÃY LÀM CÁC VIỆC LÀNH, GIỮ TÂM Ý TRONG SẠCH, LÀ LỜI CHƯ PHẬT DẠY.

Viễn Du

Có những đêm lạc mình trong đêm mộng

Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ

Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi

Bản thể xưa rung động tợ cung đàn

Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?

Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...

Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!

Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh

Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi

Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.





Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Vàng ngọc phải chăng là hạnh phúc


Vàng ngọc phải chăng là hạnh phúc
 
“Ðời người ngắn ngủi lắm, thoáng qua lẹ làng như bóng chớp. Không ai sống mãi mà khỏi chết, thì con người có trường thọ được đâu. Vậy nên ta diệt lòng tham lam và bố thí cho kẻ nghèo. Sự giàu sang phong phú không phải thuộc về ta mãi mà thường thường vì nó mà ta lụy thân.”
Thời Phật tại thế, có một vị Quốc vương tên là Ða Vị Tả kính thờ cả 69 dòng ngoại đạo. Bỗng một ngày vua phát thiện tâm muốn bố thí rất nhiều, bao nhiêu của báu chất đấy như núi, rao rằng hễ ai đến xin đều cho bốc đi một nắm.
Vì số người đến xin đã dài ngày mà núi báu vẫn chưa suy suyển.
Ðức Phật biết Quốc vương có nhiều phước duyên về trước có thể hóa độ, liền hóa làm một vị Phạm Chí đến thăm. Vua rất mừng rỡ, làm lễ xong hỏi rằng:
- Ngài muốn cần dùng gì xin cho tôi biết? Tôi vui lòng cúng dường.
Vị Phạm Chí đáp:
- Tôi từ xa đến đây, cốt xin nhà vua ngọc báu để đổi lấy vật liệu làm nhà ở.
Vua đáp:
-         Tôi rất vui lòng xin Ngài bốc lấy một nắm.
Vị Phạm Chí bốc một nắm, đi bảy bước, trở lại trả chỗ cũ.
Vua hỏi:
- Cớ sao Ngài không lấy?
- Với số báu ấy thật đủ làm nhà, nhưng khốn cho tôi về sau còn phải cưới vợ nữa, thì không đủ dùng, nên tôi không lấy.
- Thôi, Ngài lấy thêm ba nắm.
Vị Phạm Chí bốc ba nắm, đi bảy bước trở lại trả chỗ cũ.
- Sao Ngài lại thế?
- Với số báu vật ấy thật đủ cả cưới vợ, nhưng lấy gì sắm ruộng đất, đầy tớ, trâu ngựa, tôi tính không đủ, nên thôi là hơn.
- Thôi, Ngài lấy thêm bảy nắm.
Vị Phạm Chí lấy xong, đi bảy bước lại trở lại trả chỗ cũ.
- Cớ gì Ngài vẫn chưa vừa ý?
Nếu tôi có con cái phải lo cưới gả, sắm sửa, lại còn việc nhà đám kỵ, giao tiếp thân bằng, tôi tính vẫn cứ thiếu, nên không lấy.
-  Tôi vui lòng cúng tất cả, Ngài lấy về dùng cho đủ!
Vị Phạm Chí bước lên núi báu rồi trở xuống không nhận.
Nhà vua rất quái lạ thưa rằng:
- Ý Ngài thế nào, tôi thật không hiểu.
- Bản ý tôi đến xin Ngài để mưu cầu sự sống. Xong tôi xét lại mạng con ngưòi sống chẳng bao lâu, muôn vật cũng không thường sáng còn tối mất, khó giữ lâu bền.
Dầu tôi được cả núi báu, vị tất đã lợi ích hoàn toàn cho bản thân. Lo toan tham muốn bao nhiêu, luống công nhọc nhằn bấy nhiêu, chẳng bằng dứt bỏ dục vọng, cầu đạo giải thoát, rèn luyện các đức tính tốt cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, đều hướng về mục đích từ bi, trí tuệ là hơn, nên tôi không lấy.
Khi đó nhà vua tỉnh ngộ, tâm ý sáng suốt cầu được nghe pháp.
Vị Phạm Chí liền nói bài kệ rằng:
Tuy được núi vàng báu
Chất cao đến trời xanh.
Thế gian nhiều như thế
Chẳng bằng thấy nguồn đạo.
Ðời không lành tưởng lành,
Ưa mà thấy như ghét
Lấy khổ dùng làm vui,
Cuồng phi bị tai hại.
Nói bài kệ xong, Ngài đã hiện Phật thân phóng hào quang sáng rực rỡ, vua và quần thần vui mừng hớn hở xin thọ ngũ giới, chứng quả Tu Ðà Hoàn.
Viên Minh
Nguồn: Tu viện Phật giáo
Tác giả bài viết: Bích Hà_ sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Sám hối

Tâm tha thiết bao lần xin sám hối

Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng

Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương

Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa

Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa

Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây

Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày

Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.

(Thích Nữ Châu phương)

" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."

Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!















Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)







Viễn Du

Pha loãng chút tình trong nắng sớm

Đôi dòng ly biệt khách sang sông.