KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, HÃY LÀM CÁC VIỆC LÀNH, GIỮ TÂM Ý TRONG SẠCH, LÀ LỜI CHƯ PHẬT DẠY.

Viễn Du

Có những đêm lạc mình trong đêm mộng

Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ

Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi

Bản thể xưa rung động tợ cung đàn

Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?

Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...

Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!

Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh

Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi

Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.





Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Một vài suy nghĩ về ngày Đản sinh của Đức Phật

image
Hơn 25 thế kỷ đã trôi qua, trải qua bao cuộc thịnh suy của lịch sử nhân loại, dòng Phật sử vẫn chảy mãi về Phương Đông và tiếp tục chảy về Phương Tây. Trong dòng Thánh sử mầu nhiệm ấy, ngày Đức Bồ tát hiện thân đã trở thành một ngày kỷ niệm trọng đại nhất đối với những người con Phật.

Nhân loại ơi! Có hay chăng một vị Giác Ngộ mới ra đời?
Chúng sinh ơi ! Một đấng đại từ, đại bi, đại trí, đại đức vừa mới xuất hiện dưới cõi trần?
Ôi hân hoan, hân hoan cho cả mấy tầng trời, vì chúng sinh ơi một đóa hoa đàm nở, một ánh sáng lạ chói ngời!
Này ai ơi! Hãy đi về phía Hy Mã Lạp Sơn, vì chính ở nơi đấy đã ra đời một Đức Phật
”.

Hơn 25 thế kỷ đã trôi qua, trải qua bao cuộc thịnh suy của lịch sử nhân loại, dòng Phật sử vẫn chảy mãi về Phương Đông và tiếp tục chảy về Phương Tây. Trong dòng Thánh sử mầu nhiệm ấy, ngày Đức Bồ tát hiện thân đã trở thành một ngày kỷ niệm trọng đại nhất đối với những người con Phật.
Kính lạy Ngài! Cuộc đời và sự nghiệp của Ngài vĩ đại quá mà con chỉ là một hạt bụi lăn lóc trong các nẽo đường sinh tử luân hồi khổ đau.
Trái tim của Ngài bao la tình thương và trí tuệ còn trái tim của con thì quá ư hạn hẹp để có thể cảm nhận được tiếng nói từ trái tim rộng lớn của Ngài. Đôi mắt và bàn tay của con quá nhỏ bé để có thể vẽ chân dung Ngài một cách toàn mỹ nhất.
Sự đối lập giữa con và Ngài quá xa vời đó đã làm cho con không ít lần băn khoăn khi cầm bút để phác họa hình ảnh của Đức Từ Phụ. Con chỉ có một con tim đầy nhiệt huyết của người xuất gia trẻ vẫn đang lang thang đi tìm dấu chân xưa để tìm lại những gì con lỡ đánh mất trong thế cuộc tử sinh.
Hình ảnh Ngài đi vào cưộc đời như một đóa hoa sen vô nhiễm thanh khiết. Trong giờ phút thiêng liêng đất trời giao cảm, thiên nhạc vang lừng, hoa trời tỏa hương cúng dường bậc xuất thế ra đời, từ cung trời Đâu Suất, với tâm đại bi, Bồ tát đi vào thai mẹ bằng hình ảnh con voi trắng sáu ngà ngậm hoa sen trắng.
Con voi trắng sáu ngà là biểu tượng hạnh nguyện Bồ tát đi vào cuộc đời dùng lục độ ba la mật để dẫn dắt chúng sinh đi đến giác ngộ giải thoát. Lục độ ba la mật đó là: Bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tiến ba la mật, thiền định ba la mật, trí tuệ ba la mật.
Hoa sen trắng biểu hiện cho sự tinh khiết, không nhiễm ô, hoa sen mọc lên từ bùn nhơ, nhưng không dính bùn mà lại vươn lên tỏa hương thơm ngát.
Cũng như vậy, Bồ tát đi vào cưộc đời ngũ trược nhưng không bị phiền não nhiễm ô, vượt lên tất cả hệ lụy cuộc đời để trở thành một bậc giác ngộ giải thoát.
Cuộc đời của Bồ tát là cuộc đời gắn liền với những đóa sen vô nhiễm. Ngày Bồ tát đản sinh dưới cội cây Vô Ưu ở vườn Lâm Tỳ Ni chính là ngày đánh dấu tiếp hành trình hóa độ chúng sinh của Bồ tát từ vô lượng kiếp.
Bồ tát đi ra từ hông bên phải của Từ mẫu Ma Gia bước đi bảy bước, trên bảy hoa sen, một tay chỉ lên trời một tay chỉ lên trời một tay chỉ xưống đất Ngài tưyên bố:
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
Vô lượng sinh tử, ư kim tận hỷ

Bảy hoa sen nâng bảy bước chân của Bồ tát là hình ảnh biểu tượng cho bảy vị Phật trong qưá khứ và hiện kiếp, đó là Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thi Khí, Đức Phật Tỳ Xá Phù, Đức  Phật Câu Lưu Tôn, Đức Phật Câu Na Hàm, Đức Phật Ca Diếp và chính Ngài là Đức Thích Ca Mâu Ni là vị Phật thứ bảy xuất hiện ở cõi Sa Bà này trong hiện kiếp.
Bảy bước chân trên hoa sen còn mang ý nghĩa, đó là bảy pháp môn tu hành để thành Phật. Chính bảy pháp môn này đưa Ngài đến giác ngộ, giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử, đưa Ngài đến quả vị Vô Thượng Chính Đẳng Giác.
Bảy pháp môn đó là: Pháp môn tứ niệm xứ, Pháp môn tứ chính cần, pháp môn tứ như ý túc, pháp môn ngũ căn, pháp môn ngũ lực, pháp môn thất giác chi, pháp môn bát chính đạo. Nói chung là ba mươi bảy phần bồ đề, nhờ tu ba mươi bảy phần bồ đề mà Ngài chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề.
Trong luận Đại Trí Độ có nói “Ba mươi bảy phần bồ đề là con đường đi đến Niết Bàn, đi trọn con đường ấy là đến được Niết Bàn”. Khi Bồ tát đản sinh mỗi bước chân đều nở hoa sen, thành thử mỗi pháp môn là mỗi đóa hoa sen vô nhiễm.
Bước trên mỗi pháp môn, đứng trên mỗi pháp môn, thực hành tất cả pháp môn để thành Phật, đứng trên bảy hoa sen để đi đến thành một Bậc Đại Giác. Lời tuyên bố khi đản sinh của Bồ tát như một lời nhắc nhở cho những ai có niềm tin vào chính bản thân mình. “Trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn quí hơn cả”.
“Ta” ở đây không phải là Ngài tự nhận riêng bản thân của Ngài là tôn quí hơn cả, mà ở đây “Ta” ở đây là khát vọng tự do muốn giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của quan niệm “Phạm Ngã” vốn ăn sâu vào tâm thức của tín ngưỡng Bà la môn giáo đương thời. Từ nay trở đi ta không còn bị chi phối bởi những đấng siêu nhiên thần thánh nào nữa. Cuộc đời của tất cả chúng ta do chính tự bản thân ta quyết định. Tự ta làm cho ta ô nhiễm và khổ đau, tự ta làm cho ta thanh tịnh và giải thoát.
Trong “Ta” có sẵn những hạt giống giác ngộ nếu ta quyết tâm vượt lên những hệ lụy của kiếp nhân sinh đau khổ, đoạn dòng ái dục, rũ sạch tham, sân, si thì Phật tính trong “Ta” sẽ vượt ra khỏi bùn nhơ trở thành một đóa sen tỏa hương thơm ngát, đó chính là vị Phật sẽ có mặt ngay trong cuộc đời này.
Khi đã tìm ra vị Phật tự trong mỗi bản thân chúng ta thì khi đó “Ta” sẽ độc tôn trong cõi nhân thiên này. Chính lời tuyên bố của Ngài như một lời cảnh tỉnh cho những ai còn mãi mê chìm đắm trong cõi sinh tử khổ đau. Trong ta có tồn tại một vị Phật cao quý mà ta đã lãng quên để rồi đi lang thang trong cuộc đời như kẻ cùng tử đói khát.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã tha thiết huấn thị: “Lạ lắm thay! Hết thảy chúng sinh đều đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai, nhưng vì vong tưởng chấp trước nên không thể chứng đắc”. Vì mê mờ chân tính, quên đi bản tâm thanh tịnh, đi trong chính quê hương chân thật của mình mà như xa cách muôn trùng, biết ngày nào tìm về bến bờ giải thoát.
Lời dạy của Đức Tôn thêm một lần thức tỉnh cho chúng con. Ô hay! Đức Phật cũng là một con người bình thường như tất cả mọi con người chúng ta nhưng Ngài đã nỗ lực tu tập và đã trở thành một con người giác ngộ. Còn chúng ta có sẵn một vị Phật trong tự tính mà sao đến bây giờ vẫn mãi trầm luân trong kiếp tử sinh.
Nhìn lại bản thân của chúng ta trong hiện tại, hướng về ngày Phật đản của Đức Từ Phụ, chiêm nghiệm lời dạy của Ngài, chúng ta có niềm tin hơn trong cuộc sống, và hơn hết ta có niềm tin trong hành trình tu tập để trở thành một con người giác ngộ ngay chính trong cuộc đời này.
Thêm một mùa sen đã nở, ngày Đức Phật đản sinh lại trở về trong niềm hân hoan của những người con Phật. Tất cả chúng ta thành kính phát ngưyện, tinh tấn tư tập chuyển hóa từ địa vị phàm phu đến quả vị giải thoát.  Đó là những đóa sen giác ngộ kính dâng lên Đức Phật nhân mùa Phật đản  thiêng liêng:
Kính lạy Ngài – Bậc cha lành ba cõi
Đức từ bi tắm gội khắp năm châu
Xin một lần quỳ dưới đài giác ngộ
Cho đất lòng nở rộ đóa tinh khôi
Sóc sơn – Mùa sen nở 2555
Thích Trí Thuần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Sám hối

Tâm tha thiết bao lần xin sám hối

Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng

Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương

Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa

Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa

Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây

Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày

Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.

(Thích Nữ Châu phương)

" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."

Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!















Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)







Viễn Du

Pha loãng chút tình trong nắng sớm

Đôi dòng ly biệt khách sang sông.