KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, HÃY LÀM CÁC VIỆC LÀNH, GIỮ TÂM Ý TRONG SẠCH, LÀ LỜI CHƯ PHẬT DẠY.

Viễn Du

Có những đêm lạc mình trong đêm mộng

Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ

Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi

Bản thể xưa rung động tợ cung đàn

Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?

Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...

Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!

Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh

Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi

Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.





Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Tản mạn chiều thu

Thích Nữ Hạnh Nguyện
image
Đây đó, giữa những cụm rừng khuya u tịch, vẫn còn có những oan hồn cô độc, lần mò tìm lại nẻo sống của một thời xa xưa. Kẻ chết và người sống, khéo hẹn nhau để chu tất những món nợ ân tình đã từng chôn sâu dưới lòng đất. Khi đêm càng về khuya, âm hưởng trầm buồn của tiếng dế, tiếng côn trùng,… than van trong đêm và của người sống rên rỉ trong những cơn mộng mỵ của tiền kiếp, chen lẫn với tiếng trùng nỉ non, thì tình tự của kẻ sống và người chết...
“Chiều tháng bảy mưa ngâu rả rích
Đường tùng dương lác dác mưa sa
Oan hồn vất vưởng không nhà
Lang thang đói lạnh đâu là người thân?”
(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sanh)
Trong các sinh hoạt dân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Mỗi năm thu về, lá vàng lác đác rơi rụng là lúc lòng người buồn man mác nhớ về công ơn cha mẹ và nhớ đến tổ tiên ông bà, thương cảm cho những cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua dải Ngân Hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi cũng như con nước trôi xuôi… Đây đó, giữa những cụm rừng khuya u tịch, vẫn còn có những oan hồn cô độc, lần mò tìm lại nẻo sống của một thời xa xưa. Kẻ chết và người sống, khéo hẹn nhau để chu tất những món nợ ân tình đã từng chôn sâu dưới lòng đất. Khi đêm càng về khuya, âm hưởng trầm buồn của tiếng dế, tiếng côn trùng,… than van trong đêm và của người sống rên rỉ trong những cơn mộng mỵ của tiền kiếp, chen lẫn với tiếng trùng nỉ non, thì tình tự của kẻ sống và người chết càng nghe ra khúc điệu tha thiết vô cùng:
“Dấu người thập loại biết là đâu
Hồn phách mơ màng trải mấy thu
Cồn biển nghinh ngang bầu thế giới
Những mồ vô chủ thấy mà đau.”
(Nguyễn Du)
Theo quan điểm truyền thống của Phật giáo, vũ trụ gồm hai thành phần: một là tinh thần, hai là vật chất. Con người là sự kết hợp của năm yếu tố (năm uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Về phần vật chất, con người được cấu tạo bởi tứ đại, nên khi chết đi vật chất đó được trả về cho tứ đại. Lúc này đây, mặt tinh thần, hay nói đúng hơn thần thức của con người không con nơi bám víu nương tựa nữa, nên không định hướng được mình về đâu!    
“Đường bạch dương bóng chiều man mác
Ngọn đường đê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.”
(Nguyễn Du)
Vào những năm đầu thập niên 70, chiến tranh gây ra nhiều cảnh chết chóc hãi hùng, con người do chết bất đắc kỳ tử mà hồn siêu phách lạc, vất vưởng, không chấp nhận rằng mình đã chết, sống lưng chừng giữa 2 cảnh âm dương: mình, thì mượn ẩn tình tha thiết của người chết mà nói thay:
“Thương thay thập loại chúng sinh
Phách đơn hồn chiếc lênh đênh quê người
Hương khói đã không nơi nương tựa
Phận mồ côi lần lữa đêm đêm
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu.”
(Nguyễn Du)
Chúng ta cảm nhận được khí vị văn chương của đại thi hào Nguyễn Du qua kiệt tác Văn tế thập loại chúng sanh. Cái đặc vị văn chương ấy là không lấy người sống làm đối tượng. Tình tự nồng nàn được phát tiết như là những tiếng ngậm hờn thiên cổ, sống không nói được, chết chôn vùi theo cát bụi. Văn chương điêu luyện và tao nhã, ý tứ thâm trầm mà ray rứt. Người sống mà nghe được, thì cũng có thể nhận ra một nỗi đời hư huyễn nào đó. Giấc mộng công hầu khanh tướng hay khát vọng trường sanh, là muốn đem sắc thân tứ đại giả hợp này mà vượt thoát ra ngoài cõi trần hư ảo. Tất cả rốt cuộc đều trở thành những nỗi oan khuất bị nhận chìm xuống đáy biển.
“Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những làm cất gánh non sông.”
(Nguyễn Du)
Mộng tranh hùng tranh bá, làm chúa làm vua, nay chinh Nam mai tảo Bắc, nhưng rồi từng đêm thức suốt canh dài, nghe tiếng quốc kêu rủ rỉ, màu sương trăng lạnh, giòng máu oan thiên hận sự bất thành lại nhuộm đỏ đầu cây ngọn cỏ. Vậy thì, giang sơn như họa còn đó, mà anh hùng hào kiệt một thời ở đâu, và đâu là ảo vọng của đời người?
“Nói chi đương thuở thị hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau
Bỗng phút đâu lò bay ngói lở
Khôn đem mình làm đứa thất phu
Giàu sang càng nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rã rời
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc
Quỷ không đầu van khóc đêm mưa
Đã hay thành bại là cơ
Mà u hồn biết bao giờ cho tan.”
(Nguyễn Du)
Nhưng cũng có kẻ lúc sống đành cho thân danh của mình mục nát với cỏ cây, tìm những chỗ Đào Nguyên hay Lãng Uyển để tu tâm dưỡng tánh. Nào đâu: tam hoa cửu luyện, thiên tào vị hứa tiêu danh, tứ đại vô thường, địa phủ nan dung chuyển hạn, thuốc trường sinh đã mấy lần luyện, chẳng lẽ trong thoáng chốc chỉ còn ký thác cho ngọn gió gào thét hồn oan?
Cuối cùng, người ta tự hỏi: ước mong muôn thuở của nhân sinh là gì? Mối hận mà lúc sống đã không xong, bấy giờ chôn vùi dưới nghìn tấc đất, biết bao giờ mới được thoát cảnh u huyền!
“Nhờ phép Phật siêu sinh tĩnh thổ
Bóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch, oán thù rửa không.”
(Nguyễn Du)
Con người khi bị chìm đắm trong vòng đời dục lạc (tài, sắc, danh, thực, thùy), vô tình quên đi mình là ai, mình đang sống tạm bợ trên quán trọ cuộc đời nay. Đến khi tỉnh giấc mộng Đào Nguyên thì hoảng hốt trong vô vọng không biết về đâu? Đó là vấn đề con người luôn trăn trở để tìm lối thoát. Đạo Phật, hay nói đúng hơn là đức Phật vĩ đại đã tìm ra con đường giải khổ cho nhân loại. Vậy thì tại sao chúng ta không đi trên con đường đó? Hỡi các bạn! Chưa muộn khi chúng ta còn hiện hữu trên cõi đời này, thì hãy thực hành theo giáo pháp mà đức Phật đã dày công đi tìm và phát minh ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Sám hối

Tâm tha thiết bao lần xin sám hối

Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng

Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương

Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa

Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa

Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây

Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày

Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.

(Thích Nữ Châu phương)

" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."

Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!















Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)







Viễn Du

Pha loãng chút tình trong nắng sớm

Đôi dòng ly biệt khách sang sông.