TP.HCM: Tập huấn nâng cao kiến thức HIV/AIDS – Ma túy tại Học viện Phật giáo Việt Nam
HIV/AIDS đã không còn là một căn bệnh mà chính là một vấn đề xã hội mà cả thế giới đang quan tâm. Trách nhiệm của một người tu sĩ biết dấn thân vào đời lại càng phải biết cách vận dụng tối đa nền giáo lý Phật Đà đóng góp vào việc phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng
Trong hai ngày 08 – 09/01/2011 tại TP.HCM, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã tổ chức buổi Tập huấn nâng cao kiến thức HIV/AIDS, ma túy tại Học viện Phật giáo Việt Nam.
Đại diện Hội đồng Điều hành Học viện có sự hiện diện của ĐĐ. Thích Quảng Thiện – Trưởng phòng Sinh viên vụ và hơn 50 Tăng Ni sinh đại diện của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM cùng tham gia vào buổi tập huấn về chăm sóc, tư vấn, phòng chống và giảm thiểu sự kỳ thị đối với những người bị nhiễm, ảnh hưởng căn bệnh này tại cộng đồng.
Được biết, UNAIDS là tên viết tắt của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS nhằm mục đích phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của mười tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc trong công cuộc ứng phó với đại dịch AIDS trên toàn cầu. Đến với buổi tập huấn lần này có sự hướng dẫn của bà Nguyễn Thị Phương Mai - cán bộ cấp cao UNAIDS và chị Phạm Thị Huệ - anh hùng Châu Á 2004.
Cũng xin được nói thêm, tại Việt Nam, UNAIDS hỗ trợ điều phối các ứng phó của quốc tế về HIV/AIDS, kết hợp với các cơ quan Đảng và chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy dự phòng, chăm sóc và điều trị, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khác để xây dựng và thực hiện Khung Theo dõi và Đánh giá quốc gia, tham gia vào các tiến trình hoạt động của LHQ như sáng kiến thí điểm một LHQ.
Tại buổi tập huấn lần này, các Tăng Ni sinh đại diện của Học viện đã được nghe qua các báo cáo về tình hình HIV/AIDS trên thế giới cũng như sự gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam, cách phòng chống và chăm sóc những nạn nhân bị nhiễm bệnh và đặc biệt là những bài thuyết trình chia sẻ liên quan đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người bị lây nhiễm HIV.
"Anh hùng Châu Á năm 2004" chị Phạm Thị Huệ từ thành phố "Hoa phượng đỏ" Hải Phòng, một bà mẹ trẻ khi phát hiện mình bị nhiễm HIV ngay trên giường sinh vào tháng 02/2001 là một nạn nhân của đại dịch HIV/AIDS. Thế nhưng, chị đã không để căn bệnh hiểm nghèo này biến mình thành gánh nặng cho xã hội. Bài chia sẻ của chị đã khiến cho nhiều người rất xúc động, giữa cơn bão của cuộc đời, đôi chân tưởng chừng như không thể đứng vững, trái tim như muốn gục ngã nhưng rồi chị đã kiên cường đứng lên vượt qua nỗi đau trước khúc gấp nghiệt ngã trong cuộc đời mình.
HIV/AIDS đã không còn là một căn bệnh mà chính là một vấn đề xã hội mà cả thế giới đang quan tâm. Trách nhiệm của một người tu sĩ biết dấn thân vào đời lại càng phải biết cách vận dụng tối đa nền giáo lý Phật Đà đóng góp vào việc phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng và chấm dứt sự khổ đau của nhân loại này do HIV/AIDS gây ra. Kỳ thị và phân biệt đối xử không bao giờ có mặt trong tinh thần của đạo Phật, do đó việc hưởng ứng tích cực tham vào các chương trình phòng chống HIV/AIDS là một hoạt động vô cùng thiết thực của tất cả các ban ngành xã hội trong đó có Phật giáo mà tiên phong là các Tăng Ni sinh – những thế hệ Tăng tài phục vụ cho Giáo hội và Đất nước.
Thực tế, trong thời gian gần đây cũng có rất nhiều các cơ sở tự viện tham gia tích cực vào hoạt động xã hội này. Chính vì thế với sức mạnh và uy tín của mình, mỗi một vị Tăng Ni sinh trẻ nguyện đem tình yêu thương và sự hiểu biết đùm bọc tất cả những người dân trong cộng đồng và hàn gắn lại nỗi đau, vết thương còn đang bưng mủ của những nạn nhân bị nhiễm và ảnh hưởng của HIV/AIDS.
“Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” – hãy cùng noi gương và thực hành hạnh nguyện của những vị Bồ tát để xứng đáng là hàng môn đệ cùa đức Như Lai đối với nhân sinh.
ĐĐ. Thích Quảng Thiện – Trưởng phòng Sinh viên vụ tuyên bố khai mạc
Bà Nguyễn Thị Phương Mai - cán bộ cấp cao UNAIDS (phải) và chị Phạm Thị Huệ - anh hùng Châu Á 2004.
Viễn Du
Có những đêm lạc mình trong đêm mộng
Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ
Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi
Bản thể xưa rung động tợ cung đàn
Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?
Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...
Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!
Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh
Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi
Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.
Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ
Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi
Bản thể xưa rung động tợ cung đàn
Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?
Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...
Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!
Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh
Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi
Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sám hối
Tâm tha thiết bao lần xin sám hối
Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng
Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương
Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa
Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa
Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây
Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày
Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.
(Thích Nữ Châu phương)
Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng
Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương
Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa
Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa
Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây
Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày
Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.
(Thích Nữ Châu phương)
" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."
Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!
Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)
Viễn Du
Pha loãng chút tình trong nắng sớm
Đôi dòng ly biệt khách sang sông.
Đôi dòng ly biệt khách sang sông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét