KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, HÃY LÀM CÁC VIỆC LÀNH, GIỮ TÂM Ý TRONG SẠCH, LÀ LỜI CHƯ PHẬT DẠY.

Viễn Du

Có những đêm lạc mình trong đêm mộng

Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ

Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi

Bản thể xưa rung động tợ cung đàn

Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?

Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...

Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!

Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh

Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi

Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.





Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

LỄ TỐT NGHIỆP KHÓA IV TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC LÂM ĐỒNG

Thứ năm, 09/07/2009 19:34 pm
Hòa Thượng Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni Trung Ương
sách tấn Tăng Ni sinh.
Hòa Thượng Hiệu Trưởng Trường Cao Trung Phật Học Lâm Đồng
ban huấn từ
Thầy Nguyễn Diệp
PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI DIỆN BAN GIÁO THỌ
(Bài phát biểu của thầy Nguyễn Diệp trong buổi lễ Mãn khóa, phát bằng tốt nghiệp và
Lễ ra trường của Tăng Sinh Sinh khóa IV, Khai giảng năm thứ ba khóa V, và năm thứ nhất khóa VI. Ngày 16.9.2008)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và quý Phật tử.
Kính thưa quý vị đại biểu thay mặt các cơ quan, đòan thể.
Kính thưa quý vị.
Tuân theo ý chỉ của Ban Giám Hiệu và Ban Giáo Thọ của Trường, hôm nay, con thay
mặt cho toàn thể Ban Giáo Thọ phát biểu một số ý kiến nhân lễ ra trường của Tăng Ni Sinh trung cấp khóa IV, Lễ Khai Giảng năm thứ nhất khóa VI, năm thứ ba khóa V và năm thứ Nhất lớp Cao Đẳng khóa III.
Kính bạch chư Tôn Đức.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Buổi lễ đến đây gần như hoàn tất tốt đẹp. Những phần chính yếu gần như đã xong, do thời gian có hạn con chỉ xin tâm sự với quý Tăng Ni Sinh khóa IV, sẽ chia tay ra trường sau buổi lễ này. Quý Tăng Ni Sinh các khóa V và VI và lớp Cao Đẳng khóa III. con xin hẹn lại dịp khác vì còn nhiều thời gian học tập ở trường.
Kính thưa quý Tăng Ni Sinh khóa IV.
Thấm thoát mà 4 năm học đã qua. Chúng ta đã may mắn đi hết một đoạn đường tu học. Có lẽ trong 4 khóa học, khóa IV là khóa học có nhiều thuận lợi nhất về mọi mặt. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của xã hội, của giáo dục quốc gia hiện nay, Trường chúng ta cũng không thể không bị ảnh hưởng; Một số Tăng Ni Sinh bỏ học, hoặc có lúc hoang mang, chao đảo. Thế nhưng đến nay, đa số đã thực sự học xong chương trình và đã tốt nghiệp. Hồi tưởng lại những năm qua, chúng ta không khỏi xúc động. Lớp học quá đông, vào những ngày mưa, phòng tối tăm, hệ thống tăng âm hư hỏng, những cánh cửa sổ mục không ngăn nổi nhưng cơn gió heo hút. Giáo thọ cố gắng viết chữ thật lớn trên bảng, nói thật to, cóng tay, khàn cổ ... Tăng Ni Sinh cũng phải căng mắt để nhìn, căng tai để nghe. Thế mà chúng ta đã vượt qua mọi trở ngại khóa học tốt nghiệp ra trường. Có được kết quả này do quý vị Tăng Ni Sinh tinh tấn, tiếp thu những điểm căn bản của Phật Pháp bằng chính tâm của mình. Tuy nhiên trong Phật pháp vô lượng, vô biên, kiến thức của loài người mênh mông như trời biển, sự tiếp thu đạt được của chúng ta đến đây chỉ như là nhúm cát trong sa mạc bao la. Vì vậy, chúng ta cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng sau khi ra trường. Và trong quá trình này, chúng ta luôn luôn ghi nhớ lời dạy của HT Thích Minh Châu :
"Những kiến thức nào không đưa đến giải thoát, làm trở ngại cho giải thoát, thì đều không phù hợp với trí tuệ chân thực."
Có như vậy, quý vị mới có đầy đủ kiến thức để lên đường hoằng pháp, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay.
Hiện giờ trong xã hội, có rất nhiều người có bằng cấp cao, có kiến thức, nhưng rất hiếm hoi những kẻ có tâm, hiếm hoi kẻ có trí tuệ chân thật và được giáo dục đúng với tinh thần nhân văn Phật giáo.
Trở lại thời Đức Phật, Đức Phật đã khuyên một số đệ tử sớm lên đường hành đạo, mặc dù những vị này chưa học được với Đức Phật bao nhiêu ngày :
"Này các Tỳ Kheo, hãy ra đi vì hạnh phúc của số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích an lạc, hạnh phúc của chư Thiên và loài người. Hãy tuyên thuyết Diệu Pháp vì lợi ích của quần sinh sau khi đã làm phận sự của chư vị." (Luận Tạng - Đại Phẩm*)
Chuẩn bị hành trang cho quý vị lên đường, xin tóm tắt 10 điểm chính trong Kinh Di Giáo, Đức Phật đã truyền lại trước khi nhập Niết Bàn.
1. Phải ngay thẳng lòng mình.
2. Ít ham muốn.
3. Biết vừa đủ.
4. Cố gắng xa sự ồn ào, bận rộn.
5. Luôn tinh tấn.
6. Không quên Chánh niệm.
7. Thực hành thiền định chân chính.
8. Sữ dụng trí tuệ chân thật.
9. Không hý luận.
10. Tránh sự phóng dật.
Một văn hào Pháp có viết : "Le hommes passent, les monuments tombent, ce qui reste, ce qui survit c'est la pensée humaine." (Con người sẽ đi qua, những lâu đài sẽ sụp đổ. Cái gì tồn tại, cái gì sống mãi ? Ấy là tư tưởng của con người.)
Qua 2552 nam, tư tưởng của Đức Phật vẫn tồn tại và còn mãi trong tương lai, đem đến sự an lạc cho con người dù trải qua những thời đại điêu tàn, chia ly, đổ vỡ.
Xin chúc Chư Tôn Đức, quý Tăng Ni, Phật tử, cùng quý vị đại biểu hạnh phúc, an lạc.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát ma ha tát.
*Dẫn theo Trần Phương Lan, Giáo dục Phật Giáo trong xã hội hiện đại (TLĐD, trang 257)
Tăng Ni Sinh Tốt nghiệp tặng quà lưu niệm cho Trường
Lớp Tăng Ni Sinh người dân tộc đến chúc mừng Lễ tốt nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Sám hối

Tâm tha thiết bao lần xin sám hối

Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng

Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương

Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa

Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa

Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây

Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày

Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.

(Thích Nữ Châu phương)

" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."

Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!















Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)







Viễn Du

Pha loãng chút tình trong nắng sớm

Đôi dòng ly biệt khách sang sông.