KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, HÃY LÀM CÁC VIỆC LÀNH, GIỮ TÂM Ý TRONG SẠCH, LÀ LỜI CHƯ PHẬT DẠY.

Viễn Du

Có những đêm lạc mình trong đêm mộng

Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ

Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi

Bản thể xưa rung động tợ cung đàn

Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?

Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...

Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!

Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh

Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi

Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.





Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Tha Thứ

 
image
Bạn đang muốn chạy trốn quá khứ, bạn muốn loại bỏ hình ảnh người đã làm bạn đau khổ ra khỏi tâm trí mình. Đôi khi bạn muốn trừng phạt những người làm cho bạn khổ. Bạn không có khả năng tha thứ cho người làm bạn đau khổ bởi vì những lời nói hoặc hành động mà người đó đã làm tổn thương bạn, đã làm cho con tim bạn nhói đau một khi nghĩ tới. Sau một thời gian lâu, bạn nghĩ rằng bạn đã tha thứ được cho người đó rồi, vết thương trong lòng bạn đã lành rồi, nhưng khi phải đối diện với người làm cho bạn đau khổ thì bạn thấy sự buốt nhói vẫn còn. Bạn chưa thể tha thứ. Những nỗi khổ mà người đó gây ra cho bạn vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống của bạn trong hiện tại và cả trong tương lai. Làm sao chúng ta có được một sự tha thứ chân thật và buông bỏ được quá khứ đau thương kia?
Sự tha thứ chân thật là thấy được những nỗi khổ đau của người kia, thấy được những gì họ làm đều có nguyên nhân xa từ những tập khí không lành mà do môi trường sống của bản thân người đó tạo nên, hay được thừa hưởng từ những hạt giống của ông bà, cha mẹ người đó trao truyền. Và thật sự họ không muốn làm những điều như vậy, thật sự họ không muốn làm tổn hại đến chúng ta. Họ là người gây ra những lời nói đó, những việc làm đó, nhưng họ cũng chính là nạn nhân của những gì họ nói và làm. Khi thấy được những điều này thì sự tha thứ, tình thương có mặt rất tự nhiên trong lòng của chúng ta. Và sự tha thứ, tình thương này chính là nước từ bi thanh lương sẽ làm lành những vết thương mà người kia đã làm cho ta đau khổ.

Nhưng để thấy được những điều này chúng ta cần có nhiều thời gian thực tập và nhìn sâu. Trước hết chúng ta cần nhận thức rõ thân và tâm ta là những dòng chảy linh động, thay đổi không ngừng. Và sự thay đổi này luôn luôn bị tác động bởi môi trường xung quanh. Nếu ta sống trong môi trường lành mạnh, mọi người biết thương yêu giúp đỡ nhau, thì những phẩm chất yêu thương, nâng đỡ ấy sẽ đi vào con người chúng ta, và nó biến thành một phần trong đời sống của chúng ta. Còn ngược lại nếu ta sống trong một môi trường mà sự bạo động, kì thị, lên án, trách móc… quá nhiều thì ta cũng bị ảnh hưởng bởi những năng lượng này. Tâm hồn ta sẽ khô héo, thân thể ta sẽ mỏi mệt bởi vì mỗi ngày ta phải tiếp nhận quá nhiều những năng lượng không lành như thế.

Ta sẽ thấy điều này rất rõ đối với những đứa bé sống trong một gia đình hạnh phúc, và một đứa bé sống trong gia đình mà ba mẹ thường hay cãi vả, mối bất hòa thường xuyên xảy ra. Đứa bé được sống trong một gia đình hạnh phúc, bố mẹ thương yêu nhau thì em sẽ thừa hưởng được những năng lượng lành này. Đối với em cuộc sống là niềm vui và gia đình là mái ấm thật sự. Còn ngược lại, ở trong gia đình là một cực hình vì phải nghe ba mẹ cãi vả nhau. Và khi lớn lên tâm tính của các em, cách hành xử của các em sẽ mang theo những dấu ấn mà người lớn đã vô tình trạm khắc trên tâm hôn bé thơ của em. Nếu được những dấu ấn của hòa ái, yêu thương thì các em sẽ hành xử với những người xung quanh theo cách hòa ái, yêu thương. Nếu những dấu ấn là bạo động, hận thù thì các em cũng sẽ hành xử với những người xung quanh theo phương thức hận thù và bạo động. Các em là nạn nhân của môi trường sống chung quanh em. Và các em này là ai? Các em này chính là chúng ta. Các em này là con chúng ta, là cháu chúng ta. Các em này chính là những người làm ta đau khổ.

Hiểu được điều này thì tha thứ, yêu thương sẽ có mặt dễ dàng trong lòng chúng ta. Và chúng ta sẽ tha thứ được cho những người làm ta đau khổ. Điều này diễn ra một cách tự nhiên, không gò ép khi tuệ giác trên có mặt. Chúng ta không có khuynh hướng trừng phạt hay lên án nữa. Và ta muốn cho những người xung quanh ta có được một nếp sống hiền hòa, yêu thương. Bởi vì ta biết những gì ta suy nghĩ, nói hay làm đều để lại những dấu ấn trong lòng chúng ta và những người xung quanh ta.

Ai cũng có lỗi lầm
Vấp ngã rồi đứng lên
Con thực tập tha thứ
Cho con và cho người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Sám hối

Tâm tha thiết bao lần xin sám hối

Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng

Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương

Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa

Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa

Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây

Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày

Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.

(Thích Nữ Châu phương)

" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."

Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!















Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)







Viễn Du

Pha loãng chút tình trong nắng sớm

Đôi dòng ly biệt khách sang sông.