KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, HÃY LÀM CÁC VIỆC LÀNH, GIỮ TÂM Ý TRONG SẠCH, LÀ LỜI CHƯ PHẬT DẠY.

Viễn Du

Có những đêm lạc mình trong đêm mộng

Trong mênh mông trong một mảnh hồn thơ

Trong nhịp thở đất trời lên tiếng gọi

Bản thể xưa rung động tợ cung đàn

Ta là ai giữa vũ trụ mênh mang...?

Giữa gió núi trăng ngàn muôn sông nước...

Chiều sương phủ lên đồi ai gối mộng!

Giấc phong trần phiêu lãng đã tàn canh

Và bãi vắng ai về trong tiếng gọi

Nghe tình quê tha thiết dậy trong lòng.





Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

PHƯƠNG PHÁP CHẶT ĐỨT ĐAU KHỔ



HỮU DỤNG-VÔ DỤNG
Trang tử dẫn một đoàn môn sinh lên núi thăm bằng hữu.đến chỗ rừng sâu heo hút,thấy đám tiều phu đang đốn cây.trang tử hỏi:
-Vì sao các anh chặt hết mấy cây kia,chỉ lưu lại mỗi một cây to này?
tiều phu nói:
-Cây này xem bề ngoài đẹp đẽ vậy chứ vô dụng lắm,chẳng sài được gì cả!
trang tử quay đầu ngó môn sinh bảo:
Cây này nhờ vô dụng mà được lưu lại,các anh phải học theo như vậy!
đi qua núi,trời sắp sụp tối,trang tử dẫn môn sinh đến nghỉ đêm nơi nhà người bạn.
người bạn đã lâu không gặp trang tử,mừng rỡ sai con:
-Hãy mau giúp cha làm thịt chim đãi khách !
con cầm giao lên,hỏi cha:
-Nhà minh có hai con chim,nên giết con nào?
người cha bảo:
-Tất nhiên là con không biết hót!
nói xong,người cha mỉm cười bảo trang tử:
-Con tôi khờ quá,có vậy mà cũng hỏi,con chim không biết hót thì vô dụng quá,giữ lại làm chi?
Trang tử quay đầu bảo môn sinh:
-Con chim được sống là nhờ biết hót,các anh phaỉ học tập điều này.
sáng hôm sau,các trò không nhịn được,hỏi trang tử:
-Thưa thầy,chiều qua vào rừng,thấy cây vô dụng được chừa lại,thầy bảo hoc nói.rồi đến lượt con chim,nhờ có tài mà được sống,thầy cũng bảo hoc nói.lời thầy dạy thật mâu thuẫn quá,rốt cuộc chúng con phải theo bên nào?hữu tài hay vô tài?hữu dung hay vô dụng?
Trang tử cười to, nói:
-Các anh phải dùng trí phán đoán,tùy thời mà cư xử,ứng biến chứ!hễ thấy cần hiển tài thì phô tài,cần vô dụng thì hiện vô dụng.còn bình thường thì hảy trụ ở giữa hữu và vô,vậy thôi.



THÍCH THÁI HÒA

Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
Vì sao? vì không có cái lợi nào mà không có cái hại kèm theo.Lợi bao nhiêu thì hại bấy nhiêu.Chơi với bạn,mà ta có lợi,thì nhất định bạn phải có hại.Không thiệt hại mặt này,thì nhất định phải có sự thiệt hại ở mặt khác.
Chơi với bạn mà ta để cho bạn bị thiệt hại,thì ta không còn là người nhân nghĩa.Sống mất nhân nghĩa là ta mất nhân tính. Nhân tính đã bị đánh mất,thì tình người không thể nào có được. Một khi tình người đã không có, thì làm gì có tình bạn?
Nhân tính đánh mất, tình người không có, tình bạn chia lìa là do ta đến với nhau với tâm "dùng lợi mà cầu lợi đó vậy".
Có những cái ta làm, có lợi cho ta trước mặt, nhưng nó sẽ gây hại cho ta sau lưng; có những cái ta vừa làm có lợi cho ta trước mặt, thì nó gây thiệt hại cho ta ngay đó. Có những cái làm có lợi cho ta bên phải, thì nó gây thiệt hại ch ta bên trái; có những cái làm có lợi cho ta bên trái, thì nó gây thiệt hại cho ta bên phải; có những cái ta làm có lợi cho ta sau lưng, thì nó gây thiệt hại cho ta trước mặt; có những cái ta làm có lợi cho ta ở nơi kia; những cái ta làm có lợi cho ta đời nầy, thì nó gây thiệt hại cho ta đời sau.
Nói tóm lại, không có cái lợi nào mà không có cái hại. Ta biết nhu vậy, ta thấy như vậy để làm gì? Để tránh nó, như voi tránh bẫy sập. Nếu ta thấy lợi mà không tránh, thì truóc sau gì ta cũng rơi vào bẫy sập của thất vọng, hận thù và khổ đau.
Ta đến với bạn ta, hay giao tiếp với mọi người không bằng cái tâm cầu lợi mà bằng cái tâm cầu và cầu đức, thì tình thân hữu của ta với bạn và tình ta với mọi người sẽ được bảo đảm lâu dài, mà đức hạnh của ta càng trở nên trong sáng và hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, ta đến với bạn ta và mọi người với tâm cầu toàn và cầu đức, không bằng đến với tâm "xả lợi". Vì sao? Vì dù là cầu toàn hay cầu đức, thì vẫn còn có tâm mong cầu.Còn cầu thì còn ích kỷ.Cầu được thì vui,cầu không được thì khổ.Nhưng,ta đến với bạn ta hay đến với mọi người bằng tâm xả lợi,thì không còn bất cứ cái hại nào nữa để làm cho ta khổ và không còn bất cứ cái hại nào nữa để làm cho ta khổ và không còn bất cứ cái cầu nào làm cho ta thất vọng!
Sống ở đời,ta lấy lợi mà cầu lợi,lợi ấy làm cho ta thêm ưu và khổ.Ta lấy lợi mà cầu lợi,nhân cách của ta ngày càng bị xói mòn,sự iểu biết của ta ngày càng bị thương tổn,gia đình của ta ngày càng bất an.Cái nguy trong đời sống của ta không phải từ trơì cao giáng xuống,không phải từ dưới đất vọt lên,cũng không phải từ tự nhiên mà có,mà từ nơi tâm cầu lợi ấy của ta sinh ra.
Bởi vậy,những bậc hiền triết trên đời,không lấy lợi làm vinh hoa mà"lấy xả lợi làm vinh hoa".
Người lấy lợi làm vinh hoa,thì tự thân của người ấy bị lòng tham sai sử và trói buộc,nên không ai phản họ mà họ tự phản,không ai ruồng bỏ họ mà họ tự ruồng bỏ mọi người,không ai làm cho họ sợ hãi mà tự họ sợ hãi mọi người,không ai làm cho họ thấp kém mà tự họ đứng thấp giữa mọi người và không ai làm cho họ mất tự do mà tự họ làm cho họ mất hết tự do.
Trái lại,đối vớingười lấy"xả lợi làm vinh hoa",thì tự thân của người ấy không bị lòng tham sai sửvà trói buộc,nên nhân cách của họ càng ngày càng lớn,sự bình an cuả họ không những che chở được họ,mà còn che chở được mọi người chung quanh và không những che chở quốc gia của họ,mà còn che chở nhiều quốc gia trên thế giới.Họ không những che chở cho con cháu của họ một đời mà nhiều đời;ho không những có khả năng che chở cho đồng loài của họ,mà ngay cho cả dị loại và muôn loài.
Vì vậy,đối với người xả lợi,họ không cần tìm kiếm tự do mà tự do vẫn có;họ không để tâm tìm cầu an lạc mà an lạc tự viên thành;họ không tranh đua với ai mà mọi người tự nhường bước;họ không xưng bất cứ danh nghĩa nào mà mọi việc làm của họ điều được công truyền một cách tự nhiên.
Do đó,người nào càng xả lợi,thì tâm đức của họ càng sáng,trí đức của họ càng minh bạch,hình của họ càng ngay,bóng của họ càng thẳng,mỗi lời nói của họ điều như gấm thêu,mọi phong thái đi,đứng,nằm,ngồi của họ điều nhẹ nhàng và sáng trong như băng tuyết.
"Xả lợi",ngôn từ ấy thật bình dị mà hàm chứa đạo lý vừa thực tế,vừa thâm diệu vô cùng."xả lợi"là pháp hành tuy giản dị,nhưng có khả năng chặt đứt hết mọi gốc rễ khổ đau cho tất cả những ai hết lòng thực tập đối với nó.

Tu là chơi,
chơi với mình trong sâu lắng
chơi với người trong thanh cao
vầng mây từ hạt nắng
thảnh thơi mọi phương trời
vầng trăng xuyên mây bạc
hôn xuống đỉnh núi chơi!
Tu là chơi với cát
vẽ cát thành lâu đài
vẽ ký ức hồi tưởng
vẽ diễm ảo tương lai
vẽ mặt trời hiện tại
đời hư huyễn
lại vẽ thêm hư huyễn cho đời,
nhưng,
không vẽ đóa sen hồng
thơm đẹp ngàn nơi...
Tu là chơi với sóng
vẽ sóng tình trên kinh
viết lời kinh trên sóng
gọi mời dông bão dậy
cho sóng vượt qua bờ...
Sóng vượt qua bờ-
Tuệ Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Sám hối

Tâm tha thiết bao lần xin sám hối

Mà kiêu căng tật đố vẫn không ngừng

Đức Phật ơi!Ngài cứu độ xót thương

Cho con trẻ chẳng rơi vào hố lửa

Trước Tam Bảo từ nay con xin hứa

Những lỗi xưa xin nguyện bỏ từ đây

Tham,sân,si nuôi dưỡng đã bao ngày

Nay nhất định ra tay trừ dẹp sạch.

(Thích Nữ Châu phương)

" Tôi không buồn, không khóc, cũng không suy nghĩ quá nhiều...Nhưng tôi cần có thêm nhiều hơn một khoảng im lặng để tôi suy ngẫm về chính mình, về mọi người xung quanh...và về cuộc đời."

Khách sang sông nhưng lòng sao vướng bận!
Miệng mĩm cười, chân vẫn cứ bâng khuâng!
bước ra đi hay quay đầu chạy lại?
Đâu bên sông, vang vọng tiếng nhân sầu!!!















Lang thang làm khách phong trần mãi.
Ngày hết quê xa, vạn dặm trường .
(T.T .Tông)







Viễn Du

Pha loãng chút tình trong nắng sớm

Đôi dòng ly biệt khách sang sông.